Hình ảnh Ký ức Ô Cấp (Vũng Tàu) xưa 11

Ký ức Ô Cấp (Vũng Tàu) xưa

Qua bộ ảnh này quý vị sẽ gặp lại những con đường xưa quen thuộc và nhiều nơi ở Vũng Tàu mà ngày nay chắc không còn nữa, quý vị sẽ thấy lại chùa Thích Ca Phật Đài, tượng Chúa Kitô Vua, Bạch Dinh, Núi Nhỏ, Núi Lớn, Ngũ ban Thiên Hậu Miếu .. của hơn 60 năm trước.

hinh-anh-ky-uc-o-cap-vung-tau-xua-cach-day-hon-60-nam-1

Ngày xưa dân Sài Gòn và miền Nam hay gọi là Ô Cấp, sau này mới có từ Vũng Tàu, ngày nay thành phố biển thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.:

  • Vũng Tàu có diện tích 140,1 km²
  • Dân số hơn 310 000 người

Trước 1975 dân số ở Vũng Tàu rất đông kể từ sau năm 75 thì dân số thưa thớt vì di dân rất nhiều, ngày trước Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm đi chơi dã ngoại vùng ngoại ô vào mỗi dịp cuối tuần và dạo mát quanh biển rất nổi tiếng của người dân Sài Gòn, kể cả các anh lính về phép.

Cách đây 60 năm Vũng Tàu có rất nhiều bãi biển đẹp và xanh mát như: bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dứa (Hương Phong), bãi Dâu (Phương Thảo) cùng bãi tắm Long Hải.

Xưa kia Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Sài Gòn 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay, nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (theo bản đồ Việt Nam Cộng Hòa) trước đây và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km.

hinh-anh-ky-uc-o-cap-xua-cach-day-hon-60-nam-2

hinh-anh-ky-uc-o-cap-vung-tau-xua-cach-day-hon-60-nam-3

hinh-anh-ky-uc-o-cap-xua-cach-day-hon-60-nam-4

Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lẫn lúc hoàng hôn, còn ngày nay thì nhà cửa san sát nhau chưa kể nhà cao tầng khách sạn hay khu du lịch mọc lên nên không còn như xưa nữa.

hinh-anh-ky-uc-o-cap-vung-tau-xua-cach-day-hon-60-nam-5

Sơ lược lịch sử có từ Ô Cấp .. sau này là Vũng Tàu.

Toàn khu vực này trước kia là vùng đất bãi lầy, nơi thuyền buôn của người ngoại quốc thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu, năm xưa các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (do mũi đất mang tên thánh Jacques), người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: Au Cap), hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là “mũi Nghinh Phong”.

Có một thời gian Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây “Thắng Nhất – Thắng Nhị – Thắng Tam”, chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền, theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì “Thuyền Úc”, tục danh Vũng Tàu… phía bắc ôm cửa Tắc Khái (cửa sông Dinh), phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ, mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu.”

hinh-anh-ky-uc-o-cap-xua-cach-day-hon-60-nam-6

hinh-anh-ky-uc-o-cap-vung-tau-xua-cach-day-hon-60-nam-7

Cách đây hơn 200 năm trước Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn, thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất.

Theo sắc của vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam, ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam-Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ, trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.

hinh-anh-ky-uc-o-cap-xua-cach-day-hon-60-nam-8

Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực (Circonscription) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của Quân Đội Pháp.

– Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (Commune autonome) Cap Saint Jacques
– Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa thành khu Cap Saint Jacques cho đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập.

hinh-anh-ky-uc-o-cap-vung-tau-xua-cach-day-hon-60-nam-9

hinh-anh-ky-uc-o-cap-vung-tau-xua-cach-day-hon-60-nam-10

– Ngày 14 tháng 1 năm 1899 khu Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã
– Từ năm 1899 cho tới năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào và một phần nhỏ người Trung Hoa sau cuộc lật đổ phản thanh phục Minh.
– Đa số họ sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
– Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
– Đến năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng.
– Năm 1934 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố(commune).

Theo Sài Gòn Xưa

Leave a Comment

icon-zalo