Rung nguyen sinh Con Dao

Rừng Nguyên Sinh Côn Đảo

Côn Đảo không chỉ nổi tiếng với nhà tù Côn Đảo, các khu biệt thự nghỉ dưỡng mà còn nổi tiếng với hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

Là điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến khám phá. Rừng nguyên sinh Côn Đảo là khu bảo tồn quốc gia rộng 6.043ha trên 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn ,được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km.

Rừng nguyên sinh Côn Đảo thuộc thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là khu bảo tồn quốc gia rộng 6.043ha trên 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn, được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km. Quần đảo bao gồm 3 hệ sinh thái: Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt. Rừng đồi cát khô, Rừng đước và rừng sau đước.

Rung nguyen sinh Con Dao.
Cổng chào rừng nguyên sinh Côn Đảo.

 

Rung nguyen sinh Con Dao.
Đường đi vào trong rừng nguyên sinh Côn Đảo.

Những khảo sát sơ bộ cho thấy có khoảng 361 loài cây thuộc về 22 lớp, 71 họ, 191 giống đại diện cho vùng khí hậu Việt Nam.Trong đó có 26 loại cây lấy gỗ (Với nhiều loại cây gỗ quý. Như: lát, quăng, sao, giáng hương…), và có 76 loại cây thuốc dân tộc.

Rung nguyen sinh Con Dao.
Bên trong rừng nguyên sinh Côn Đảo.

Khu rừng có 100 loài chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp : 18 loại động vật có vú; 62 loài chim; 19 loài bò sát; 6 loài ếch và 150 loại động vật thân mềm. Động vật quý có Sac đen, Sac da đỏ, Sac bay, khỉ vàng, đại bàng biển, trăn…

Hệ sinh thái rừng quốc gia Côn Đảo

Rung nguyen sinh Con Dao.
Chim bồ câu Nicoba Côn Đảo được ghi trong sách đỏ.

 

Rung nguyen sinh Con Dao.
Khỉ mặt đỏ trong rừng nguyên sinh Côn Đảo.

Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh sản. Ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển. Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý. Như rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)… Sự đa dạng sinh học của vùng biển Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.

Rung nguyen sinh Con Dao.
Rùa biển ở rừng nguyên sinh Côn Đảo.

Rạn san hô ở rừng nguyên sinh Côn Đảo còn giữ được những đặc tính đặc trưng cho vùng biển. Các nghiên cứu cho thấy san hô có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong số rạn san hô nghiên cứu, có 74,2% loại độ phủ cao, chỉ có 2,8% thuộc loại phủ thấp. Mật độ cá rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt trung bình 400 con/m2. Đây là giá trị rất cao so với các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam.

Rung nguyen sinh Con Dao.
Rạn san hô ở rừng nguyên sinh Côn Đảo.

Nguồn: Internet

Leave a Comment

icon-zalo